Van thủy lực là một trong những phụ kiện thủy lực quan trọng và sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp. Loại van 1 chiều 2 chiều sẽ có những chức năng, nhiệm vụ khác nhau và vận hành khác nhau, chi tiết bạn xem bài dưới đây
Van thủy lực là gì - What is a Hydraulic Valve
-
Xét theo khái niệm hàn lâm, van thủy lực (hydraulic Valve) là thiết bị cơ học có khả năng đóng mở liên tục để kiểm soát dòng chảy của chất lỏng hoặc không khí. Van thủy lực sử dụng cực nhiều trong ngành công nghiệp nặng đến công nghiệp nhẹ, từ động cơ ô tô đến các nhà xưởng sản xuất
-
Tiêu chuẩn 1 van được gọi là van thủy lực khi kiểm tra khả năng chịu được áp suất chất lỏng phải đạt từ 3.000 psi trở lên. Điều đó có nghĩa chúng phải được sản xuất từ thép hợp kim đặc biệt có độ cứng cao.
-
Cấu tạo cơ khí của van đảm bảo hoàn toàn chịu được áp suất thủy lực, mặt khác vẫn có thể hoạt động trơn tru và chính xác, không bị ngăn cản hoạt động do các lực cao được áp đặt bởi chất lỏng.
-
Các van có thể được vận hành cơ học (bằng tay cầm, núm vặn), vận hành bằng điện từ hoặc điều khiển bằng áp suất không khí hoặc thủy lực tác động lên van.
-
Một số van thủy lực đặc biệt sử dụng áp suất của chất lỏng mạch nhánh để tự hoạt động, giống như với các van xả. Các van cũng có thể được kích hoạt bằng dây cáp, đòn bẩy, pít tông, động cơ mô-men xoắn….
Van thủy lực có các loại tên gọi
-
Van thủy lực 2 chiều
-
Van kiểm tra thủy lực, Van thủy lực 1 chiều (Hydraulic Check Valves)
-
Van điều khiển lưu lượng (Flow Control valve)
-
Van điều khiển lưu lượng kép (Dual Flow Control Valve)
-
Van cứu trợ (Relief Valve)
Bài viết này xin nói chi tiết về Van thủy lực 1 chiều và 2 chiều
Van thủy lực 1 chiều: Cấu tạo nguyên lý, ứng dụng
-
Van thủy lực một chiều là loại van điều khiển hướng đơn giản nhất được sử dụng trong các hệ thống thủy lực. Van một chiều ngăn dòng chất lỏng theo một hướng và cho phép dòng chảy tự do theo hướng ngược lại.
-
Van thủy lực một chiều giữ vai trò vô cũng quan trọng trong hệ thống thủy lực. Chúng là thiết bị bảo về đường ống. Cho phép chất lỏng đi qua chỉ theo một chiều nhất định và ngăn cản dòng chảy theo hướng ngược lại.
-
Ngoài ra van 1 chiều còn có tác dụng ngăn ngừa mất mát chất lỏng khi có các sự cố rò rỉ hoặc hỏng hóc ống dẫn
-
Một trong số van thủy lực một chiều thông dụng phải kể đến đó là van dầu thủy lực 3/2. Van thủy lực 3/2 là loại van đơn giản nhất hiện nay với cấu tạo gồm 3 cửa van: xả, cấp và làm việc. Van có 2 vị trí.
Cấu tạo van thủy lực một chiều
Van thủy lực một chiều gồm có 4 phần chính:
-
Phần thân van
-
Cửa xoay
-
Mặt đế đỡ
-
Phần tử trợ lực (lò xo)
Nguyên lý hoạt động
-
Van thủy lực 1 chiều kết nối 1 với dòng áp suất và 2 với thiết bị truyền động. Dòng chảy tự do từ 1 sang 2 và bị chặn theo chiều ngược lại
-
Như vậy hoạt động của van thủy lực một chiều hoàn toàn tự động dưới tác dụng của chất lỏng.
Ứng dụng thực tế van thủy lực 1 chiều
-
Chức năng ứng dụng quan trọng của Van một chiều đó là đảm bảo chế độ vận hành chuẩn của cả hệ thống
-
Khi có sự cố tụt áp tại một máy bơm, nếu không có van 1 chiều lớp ở cửa đẩy của máy bơm đo, thì một phần lưu lượng chất lỏng có thể chảy ngược về máy bơm bị tụt áp. Điều này gây hại hư hỏng hệ thống thiết bị
-
Van được dùng nhiều trong mọi loại đường ống thủy lực, mọi hệ thống thủy lực dùng chất lỏng không ăn mòn. Ngành dầu khí, công nghiệp nặng hay sử dụng
Van thủy lực 2 chiều cấu tạo khác gì van 1 chiều
-
Van thủy lực 2 là tên gọi thông dụng dân dã để chỉ những loại van có 2 cửa làm việc, có khả năng điều khiển xy lanh theo cả 2 chiều: lên và xuống
-
Xét theo tên gọi chuẩn thì van 2 chiều thực chất không phải là tên một loại van xuất hiện trong danh mục phụ kiện thủy lực.
-
Van thủy lực 2 chiều có khả năng làm ngừng dòng chất lỏng hoặc kiểm soát và điều chỉnh lưu lượng chất lỏng qua đường ống. Van 2 chiều được đặc trưng có hai cổng làm việc tương ứng với 2 chiều
-
Một số loại van thủy lực 2 chiều phổ biến như: van dầu thủy lực 4/3, van dầu thủy lực 4/2, van dầu thủy lực 5/2, van dầu thủy lực 5/3. Tất cả những loại van này còn được gọi với cái tên là va phân phối, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong hệ thống thủy lực
-
Nhận biết van thủy lực 1 chiều, 2 chiều rất đơn giản có thể qua thị giác. Dựa vào thông tin kỹ thuật của chúng là có thể phân biệt được ngay. Van thủy lực 1 chiều thì chỉ có 1 cửa làm việc trong khi van thủy lực 2 chiều sẽ có 2 cửa làm việc
Nguyên lý hoạt động van thủy lực 2 chiều
-
Van thường được xác định bởi giá trị kvs [m3/h] của nó, biểu thị thể tích nước đi qua van mở hoàn toàn trong 1 giờ với chênh lệch áp suất là 1 bar.
-
Trong một vòng chảy, van điều khiển 2 chiều có thể được sử dụng để điều khiển và điều chỉnh các bề mặt làm nóng hoặc làm mát, hệ thống tản nhiệt, sưởi ấm / làm mát sàn, v.v … Van 2 chiều cũng có thể được sử dụng làm van ngắt. Một van 2 chiều có thể được kích hoạt bằng tay hoặc bằng các bộ truyền động điện, khí nén hoặc nhiệt.
|